Hiển thị các bài đăng có nhãn ÂM NHẠC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ÂM NHẠC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

ĐÔI BỜ -

BẢN NHẠC ĐÔI BỜ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA TÁC GIẢ LỜI BÀI HÁT 

Grigory Pozhenyan là một nhà thơ, nhà văn lớn của nước Nga, là công dân Nga, hai lần được giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga, nhưng ông vẫn thấy như mình chẳng phải người Nga.

Ông sinh ra ở Kharkov, lớn lên ở Odessa. Bố ông, người gốc Armenia, mẹ ông gốc Do Thái. Ông tự nhủ là mình có nhiều quê hương để mà yêu dấu. Người Do Thái thì lưu lạc khắp toàn cầu mà vẫn không có tổ quốc. Nhưng ông có cố đô Kharkov, có thành phố cảng Odessa, được mệnh danh là hòn ngọc Hắc hải

Từ sâu thẳm, ông vẫn mặc cảm vì là người Do Thái. Mặc dầu được sinh ra trong một gia đình trí thức danh giá, bố là giám đốc một viện nghiên cứu, mẹ là một bác sĩ nổi tiếng. Nhưng bố ông bị quy là phản cách mạng, mẹ cũng vì gốc Do thái mà bị chuyển công tác đến nơi rất xa. Grigory những tưởng mình cũng sẽ bị chuyển đi Xibir chặt cây đốn củi. Nhờ chiến tranh xảy ra, vừa tốt nghiệp phổ thông năm 1939 tham gia quân đội, phục vụ trong hạm đội Hắc Hải.

Các tướng lĩnh trong binh chủng hải quân chưa bao giờ thấy một tay lính thủy đánh bộ dũng cảm và liều lĩnh như chàng trai này. Anh dẫn đầu nhiều toán biệt kích đi phá những chiếc cầu, để ngăn chặn đà tiến công của quân Đức. Chiếc cầu đầu tiên mà anh phá sập là cầu Varvarovsky ở Nikolaev. Rồi tiếp theo nhiều cầu nữa, cho đến chiếc cuối cùng là ở Belgrade. Anh chỉ có một niềm tin mãnh liệt vào chúa Trời. Anh tin Chúa sẽ bao bọc anh lành lặn. Bởi thế, anh không sợ gì cả.

Anh sẵn sàng bảo vệ quan điểm chính trị của mình trước đồng đội, anh không sợ ai. Các tướng lĩnh quý anh, nhưng tay chính ủy Genkov thì ghét anh ra mặt. Một lần, hắn gọi anh vào phòng chỉ huy, quát mắng, phủ đầu:

- Bố anh là phần tử phản cách mạng, mẹ anh là mụ đàn bà Do Thái. Anh phải lễ độ với mọi người, đừng có mà vênh vang kênh kiệu.

Grigory đáp lại:

- Bất kể bố tôi là ai, mẹ tôi là ai, tôi là một chiến sĩ Hồng quân. Báo cho anh biết, nếu anh còn nói đến bố mẹ tôi lần nữa thì tôi không tha cho anh đâu.

Một lần, trước hàng quân, trên boong tàu, Genkov gọi anh là con mụ Do Thái. Anh lẳng lặng ôm ngang người hắn và quẳng xuống biển. May mà đồng đội ném phao xuống cho hắn để hắn bám và kéo hắn lên. Genkov đề nghị vị tướng chỉ huy kỷ luật Grigory, nhưng ông ta phớt lờ. Chính ông cũng không thích Genkov.

Trận đánh mà Grigory nhớ đời là trận cứu dân ở Odessa. Năm 1941, thành phố bị bao vây. Nhà máy cấp nước cho thành phố cách xa 40 km bị Đức chiếm, bị bọn chúng cắt nước, định làm dân Odessa chết khát. Dự trữ nước của thành phố cạn kiệt dần. Người ta phải phân khẩu phần cho mỗi người mỗi ngày chỉ đươc một ca nước. Bộ chỉ huy thành lập một toán biệt kích gồm 32 chàng lính thủy đánh bộ sừng sỏ nhất do Grigory làm toán trưởng và oái oăm thay lại có cả Genkov làm chính trị viên. Nhiệm vụ của toán biệt kích này là đánh chiếm nhà máy nước. Sau đó phải cố giữ cho bằng được một thời gian để nhà máy cung cấp một lượng nước dự trữ cho Odessa. Trước ngày lên đường, Genkov đào ngũ và biến mất. Grigory đề nghị không cần người bổ sung vì thêm một tên hèn vào nữa chỉ tổ vướng chân. Trận đánh đã nhanh chóng thành công, nhưng giữ được lâu mới là khó. Van nước được mở máy vận hành hết công suất. Toán biệt kích phân nhau các vị trí để chống trả bọn Đức tấn công. Chúng huy động tới cả trung đoàn để chiếm lại nhà máy. Cũng may là nhà máy còn dùng để cấp nước cho cả một quân đoàn của Đức cho nên chúng chỉ muốn chiếm lại chứ không dùng máy bay, đại bác phá hủy. Các chiến binh của Hồng quân ngã xuống dần. Đến khi chỉ còn 5 người, 5 ụ súng vẫn nhả đạn liên tục. Khi chỉ huy điện cho Grigory: “cố giữ lấy một giờ nữa nhé, là lúc cả đội chỉ còn một mình anh. Lúc này anh phải di chuyển liên tục, nhà đạn từ ụ này sang nhả đạn ở ụ súng khác để bọn Đức vẫn tưởng là bên ta vẫn còn mấy người. Đến khi chỉ huy ra lệnh: “Nhiệm vụ đã hoàn thành, lệnh cho rút lui”, thì Grigory trả lời: “Tôi e rằng không còn ai nữa để rút”. Ngay chính lúc đó, một loạt đạn đã nhắm trúng anh. Anh ngất lịm không biết gì nữa.

Quân Đức thận trọng tiến vào, đếm số xác chết và công bố đã tiêu diệt toàn bộ 30 biệt kích Nga. Tình báo Liên Xô cũng đưa tin về như thế, Vậy thì còn một cái xác nữa biến đi đâu? Mãi mấy tháng sau bộ chỉ huy mới có câu trả lời.

Grigory tỉnh dậy, thấy người bê bết máu. Anh đang nằm dưới tầng hầm của một ngôi nhà. Một bà già khẽ nói: “Con đã tỉnh rồi. Mẹ biết là con chưa chết, khi ông ấy cõng con về đây. Trong khi bọn Đức còn thận trong chưa dám vào, một công nhân nhà máy đã phát hiện là anh chưa chết, đã cõng anh về nhà. Sau mấy tháng điều trị cho anh, ông lão đã liên hệ với du kích bí mật đưa anh ra ngoài với đồng đội.

Đơn vị đề nghị phong Grigory danh hiệu Anh hùng Liên Xô, nhưng không thấy cấp trên trả lời. Nhưng sau khi cuộc chiến kết thúc nhiều năm, Grigory vẫn không được phong anh hùng. Cái lý lịch bố là phản cách mạng, mẹ gốc Do Thái đã làm anh chẳng mong gì phần thưởng. Mãi sau, một người bạn của anh đã phát hiện ra nguyên nhân do Genkov đào ngũ ngày nào sau đó đăng ký vào một đơn vị khác, khai rằng hắn bị lạc đơn vị. Và hắn vẫn leo lên dần đến Viện phó viện Huân chương, đời nào hắn duyệt cho anh.

Hết chiến tranh, Grigory thi vào trường đại học viết văn Gorky. Bây giờ lại là “sinh viên ngỗ ngược”  chàng cãi nhau với hiệu trưởng và luôn đứng về phe những người bị coi là “xét lại” và chỉ có quá khứ oanh liệt trong quân ngũ cứu chàng bị đuổi học. Nhưng tài năng thì không ai có thể cướp đi của chàng; nhà văn, nhà thơ với 30 đầu sách, tác giả của 60 lời bài hát (trong đó có nhiều bài do chàng soạn nhạc luôn), tác giả nhiều kịch bản phim...! Thật khó hình dung với “tính ngỗ ngược” đó mà chàng lại viết ra những dòng thơ rung cảm bao thế hệ.

Sau khi tốt nghiệp trường viết văn Gorky, Grigory gặp Tanhia, một cô gái Nga da trắng, tóc vàng, đôi mắt xanh là nghiên cứu sinh ở trường đại học. Bao cháng trại danh giá, có địa vị nhưng nàng không yêu mà nàng lại thích những vần thơ êm dịu trong con người ngỗ ngược Grigory. Khó khăn là ở cái Tổ chức viện nghiên cứu đã nói với nàng rằng viện sẽ nhận nàng về làm việc chính thức. Nhưng nếu nàng lấy con một ông phản cách mạng, một bà gốc Do thái, thì nàng sẽ không được nhận nữa.

Bố mẹ nàng cũng hết sức ngăn cản. Grigory thấy rõ, cuộc chiến với bọn Đức ở nhà máy nước là cuộc chiến với kẻ thù, còn cuộc chiến hiện nay là cuộc chiến với những người “đàng mình”, cuộc chiến để giành hạnh phúc cho chính chàng và nàng. Grigory tin rằng họ sẽ vượt qua. Có hôm Tanhia nói: “Anh và em ở hai bờ của dòng sông này. Không có cầu, không có phà, làm sao mà gặp nhau đây?” Nhưng chàng nói đôi bờ đâu cách xa và chúng ta sẽ đến được với nhau thôi.

Tanhia vẫn rất buồn. Grigory hiểu rõ và cảm thông với nàng. Chàng đã làm những vần thơ mà sau này làm bao người xúc động. Bài thơ này sau đó được Andrey Yakovlevich Eshpai phổ nhạc và làm bài hát trong bộ phim “Khát” do chính Grigory viết kịch bản dựa trên cuộc chiến đấu chiếm nhà máy nước mà anh đã chỉ huy:

 

ĐÔI BỜ

Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới

Cây cỏ hoa như nói nên lời, em hạnh phúc nhất đời

Lòng em riêng biết có yêu anh, giữa tình đôi lứa ta,

Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng

Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng

Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với tình yêu thiết tha

Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

 

Đêm dần qua ánh ban mai, đang lan tràn dâng tới.

Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời.

Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.

Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.

Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa...

 

Bài hát rất hay và rất buồn, tất nhiên “Đôi bờ” buồn, buồn lắm, nhưng ý nghĩa của bài hát, của đôi bờ sông này hiểu thế nào đây, hát mãi rồi nhưng cho đến tận ngày nay người ta cũng chưa thống nhất được là ý nghĩa thực sự mà tác giả lồng vào đấy là gì đâu. Đa số nghĩ rằng: đôi trai gái dù yêu nhau nhưng cuộc đời trái ngang nên không thể đến được với nhau, tuy vậy họ mãi giữ tình cảm đẹp với nhau, mãi song hành trên con đường đời nầy, như đôi bờ sông của một con sông vậy! Nhưng có một số người khác không nghĩ thế, trong đó có thể có cả... tác giả của ca từ tuyệt đẹp này!

Cũng có người suy diễn bài hát nói về một mối tình vô vọng của một cô gái chung thủy với một chiến sĩ hi sinh ngoài mặt trận, và chính bản thân người con gái cũng nhận thức được điều ấy. Nhưng sâu thẳm tận đáy lòng mình, cô gái lại không hề muốn tin và vẫn hy vọng, đợi chờ.

Hình ảnh những con thiên nga đều có đôi và những bạn gái đều đã có người yêu làm cô không khỏi chạnh lòng, nghĩ đến tình cảnh hiện tại của mình và người con trai như hai bờ của một dòng sông. Tuy vậy, cô vẫn kiên định chờ đợi...

 

Sau này, khi đã về già, có người hỏi bài hát có ý nghĩa gì, thì Grigory đùa rằng đó là bài hát trong phim, và phải hỏi cô gái đó mới biết được. Chỉ có một lần ông trải lòng  với người bạn thân nhất về hình tượng “đôi bờ” ấy đó chính là cuộc đời ông. Ông không sinh ra ở biển nhưng suốt cuộc đời luôn gắn liền với biển, ngay tìm ra cô gái sau này làm người vợ yêu thương cũng ngoài biển. Và hầu hết các con sông đều đổ ra biển lớn, nếu đủ sức mạnh thì đôi bờ sông sẽ gặp nhau chính ở nơi đó, là biển. Cũng vậy, cô gái trong bài hát ấy vẫn tin vào tình yêu, vẫn tin rằng họ sẽ lại bên nhau! Vậy là, với một bài hát tưởng như rất buồn, tưởng vô vọng, thì nó chính ra là một bài hát nói lên quyết tâm, bởi điệp khúc “đôi bờ đâu có cách xa".

 

Phim "Khát" sản xuất năm 1959 do chính Grigory viết kịch bản dựa trên cuộc chiến đấu tại nhà máy nước mà tác giả đã trực tiếp tham gia" trên Youtube: https://m.youtube.com/watch?v=zho-Hsyz3fYNgoài ra, có thể xem bộ phim màu "Khát" mới được quay lại sau này tại đường link: https://m.youtube.com/watch?v=7ETDSd-9BQE

Nam Nguyen

 

 



Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

ĐÀN SẾU - Журавли

 NGÀY  12 THÁNG 4 NĂM 1998

Cách đây 43 năm vào ngày 12/4/1998, khi tôi đang ở khu tập thể ngã 3 Quán Bàu của Ty Ngoại thương Nghệ Tĩnh, trên đường Nguyễn Trãi TP Vinh, được tin em tôi đã hy sinh trên Biên giới tỉnh Hà Tiên. Không ai đau xót bằng chính những người có con em đã ngã xuống trên chiến trường... dù đó là cuộc chiến nào. 

Nhớ đến ngày em hy sinh, anh lại nghe lại ca khúc Đàn Sếu (Журавли) của Nga tưởng niệm những người lính Xô Viết đã hy sinh trong chiến tranh Vệ Quốc.   

ĐÀN SẾU

Đôi lúc tôi chợt nghĩ rằng, người lính
Trong cuộc chiến tranh đẫm máu đã hy sinh,

Không vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Mà hóa thành những đàn sếu trắng tinh.

Họ bay mãi tự xa xăm quá khứ
Tới ngày nay và trò chuyện cùng ta,
Phải vì thế mà ta thường tư lự
Hay chạnh buồn khi lặng ngắm trời xa.

Hôm nay lúc hoàng hôn đang dần tới
Tôi bồi hồi khi thấy giữa màn sương
Đàn sếu trắng bay chỉnh tề hàng lối
Như đoàn người lê bước giữa đồng hoang.

Đàn sếu bay trên con đường dằng dặc
Và gọi tên những ai đó lao xao.
Phải vì thế mà âm thanh Avác
Tự bao đời giống tiếng sếu làm sao…

Bay, bay qua khoảng trời mệt mỏi
Trong bóng chiều, trong bát ngát màn sương,
Giữa đoàn quân ngỡ thừa ra khoảng trống
Hình như còn dành để cho tôi.

Sẽ có ngày tôi bay cùng đàn sếu
Trong mịt mờ sương xám tựa hôm nay,
Và ở giữa trời cao như chim tôi sẽ gọi

Tất cả mọi người còn lại ở nơi đây…

Trong ngày Lễ Chiến thắng 9-5 của Liên Xô, khi tôi ở Nga, luôn thấy có những bà mẹ, những người phụ nữ Nga đã cao tuổi bên vệ đường, trên quảng trường dõi mắt theo đoàn người mít-tinh, diễu hành. Họ đứng đó với bó hoa cẩm chướng trên tay và các tấm ảnh chân dung và tấm biển ghi tên cha, anh, chồng, con, những người lính Hồng quân đã không trở về sau ngày Chiến Thắng phát xít Đức, có khi chỉ là những bức thư thời chiến trận còn lưu giữ. Đối với họ, những người lính ấy không bao giờ chết và họ hy vọng về một ngày không xa sẽ gặp lại người thân...

Hình ảnh người phụ nữ Nga đợi người thân trong Ngày chiến thắng 9-5 hằng năm đã trở thành biểu tượng hy sinh của nhân dân Liên Xô luôn vang vọng như giai điệu mượt mà, trầm buồn của ca khúc Đàn Sếu. Bài thơ Đàn Sếu (Журавли) của Ra-xun Gam-da-tốp xứ Đa-ghét-xtan- Liên Xô sáng tác được Ян Френкель phổ nhạc vào năm 1968, 23 năm sau khi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại kết thúc đã nhanh chóng lan truyền và được nhiều người Liên Xô và người yêu nhạc Việt Nam yêu thích.








Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

NHŨNG CA KHÚC ƯA THÍCH THỜI TUỔI TRẺ ĐAM MÊ ÂM NHẠC

Самоцветы-Пламя- Не повторяется такое никогда




Червона рута - София Ротару и все участники Пять звезд


Мелодия -    Синий иней

 
 
Summer In Italy- Gianna Nannini & Edoardo Bennato
 
 
 
Adamo _ Tombe la neige
 
 
Самоцветы- За того парня